Dị ứng được hình thành khi hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh với các dị nguyên. Hiện nay có rất nhiều tác nhân gây bệnh với triệu chứng và mức độ khác nhau. Bệnh lý này có thể được đẩy lùi nếu người bệnh tìm được biện pháp điều trị chính xác. Cùng theo dõi bài viết sau để nắm được các thông tin hữu ích nhằm chữa dị ứng hiệu quả.
Dị ứng là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Hệ thống miễn dịch có những hoạt động tương đối phức tạp. Vì phải trải qua nhiều giai đoạn nên cơ quan này có thể xảy ra sai sót. Một trong những sai lầm ở hoạt động của hệ miễn dịch là dị ứng.
Tên gọi khác của dị ứng là tình trạng quá mẫn. Hiện tượng này xảy ra khi dị nguyên gây phản ứng có hại đối với hệ thống miễn dịch.
Đó có thể là phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, thức ăn, lông động vật, hóa chất, nọc côn trùng,.. hoặc yếu tố bên trong cơ thể.
Dị ứng là một trong những sai lầm của hệ thống miễn dịch
Dị nguyên kết hợp với kháng thể có thể gây hại cho sức khỏe. Lâu dần cơ thể sẽ khởi phát một số bệnh dị ứng và phát ban ngoài da.
Hại khuẩn xâm nhập bằng nhiều con đường, trong đó bao gồm hô hấp, niêm mạc, biểu bì da, ăn uống,… Trên thế giới có khoảng 1/5 đối tượng có mang kháng thể dị ứng trong người.
Đến nay, dị ứng không rõ nguyên nhân đang diễn ra khá phổ biến. Các chuyên gia đã liệt kê các yếu tố gây bệnh gồm cơ địa, tác nhân bên ngoài và di truyền (nguyên nhân chủ yếu).
Nghĩa là nếu trong gia đình có bố và mẹ mắc bệnh, tới 75% con cái cũng sẽ bị theo. Bên cạnh đó, một số người còn gặp dị ứng do các dị nguyên xung quanh.
Tác nhân gây dị ứng gồm 2 loại, một là yếu tố ngoại sinh, hai là yếu tố nội sinh. Nghĩa là bệnh nhân có thể mắc bệnh bởi tác nhân ở bên trong cơ thể hoặc ngoài môi trường sống.
Dị nguyên bên ngoài gồm: phấn hoa, vẩy da động vật, nấm mốc, mạt bụi,… Các loại thực phẩm ăn hàng ngày, đặc biệt là hải sản. Một số loại thuốc hoặc mỹ phẩm chứa hóa chất gây dị ứng.
Khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, triệu chứng dị ứng có thể xuất hiện chỉ trong vài giây, thời gian khởi phát lâu nhất là vài phút.
Tình trạng nặng hay nhẹ còn dựa vào độ mẫn cảm của da và số lượng của dị nguyên. Hiện nay, dấu hiệu nhận biết phổ biến nhất là dị ứng ngứa, phát ban, nổi mề đay,…
Dấu hiệu nhận biết dị ứng phổ biến là nổi các nốt sần gây ngứa ngáy
Cơ chế gây dị ứng sẽ phản ứng khác nhau dựa trên từng bộ phận của cơ thể. Tuy nhiên, phản ứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ.
Bởi lẽ, nó liên quan đến hơn một hệ thống của cơ thể và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy người bệnh không nên thờ ơ và chủ quan trong quá trình điều trị.
Các loại dị ứng phổ biến
Một người có thể chịu sự tác động của nhiều loại dị nguyên, bao gồm cả tình trạng tạm thời và diễn ra quanh năm.
Thậm chí có người còn tự nhiên bị dị ứng mà không gặp ảnh hưởng của yếu tố nào. Các loại dị ứng phổ biến hiện nay gồm:
Dị ứng thời tiết
Đây là tình trạng bệnh phát sinh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc cơ thể tiếp xúc với khí hậu quá nóng. Lúc này, trên da hình thành tổn thương có hình dạng sẩn đỏ hoặc phát ban màu đỏ, hồng, nổi cộm, phù nề.
Các nốt mẩn đỏ thường nổi ở tay, chân, cổ, mặt và lây lan ở diện rộng.
Người bệnh có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, cơ thể khó chịu. Khi bị dị ứng thời tiết lạnh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như hắt hơi, ho khan, đau họng, ngứa mũi, sổ mũi,…
Ngược lại, với thời tiết nóng, bạn dễ bị đau đầu, đau họng, khô miệng, sốt nhẹ,…
Dị ứng thuốc
Tân dược chứa khá nhiều hoạt chất không phù hợp với cơ địa. Khi các chất đi vào cơ thể sẽ gây phản ứng và phát sinh dấu hiệu bên ngoài da.
Loại thuốc dễ gây dị ứng là vắc xin, thuốc kháng sinh, huyết thanh, giảm đau, hạ sốt, chống viêm,… Có 2 dạng dị uống thuốc, một là tức thời, hai là phản ứng chậm.
Với dị ứng tức thời, triệu chứng phát triển khá nhanh và nghiêm trọng. Dấu hiệu khởi phát sau khi uống thuốc 1 tiếng đồng hồ. Trên da bắt đầu nổi mẩn đỏ và cảm thấy nóng rát.
Tay, chân sưng phù, cảm thấy đau bụng và buồn nôn. Nhiều trường hợp còn bị khó thở, tim đập loạn và mạch nhanh hơn.
Khi bị dị ứng thuốc, cơ thể sẽ xuất hiện các nốt mẩn ngứa, phát ban trên da
Dị ứng chậm xảy ra phổ biến hơn so với tình trạng tức thời. Tình trạng phát ban có thể gây ngứa hoặc không và rất dễ lây lan ra toàn thân.
Tuy nhiên loại dị ứng này không phát sinh biểu hiện nghiêm trọng nên ít khi ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Dị ứng kháng sinh
Trong kháng sinh tồn tại nhiều hoạt chất như amoxicillin hoặc penicillin. Đây đều là những thành phần khiến cơ thể bị dị ứng và sinh phản ứng phát ban, sốt từ nhẹ đến cao.
Trong số các triệu chứng như ngứa, nổi mề đay, chảy nước mắt,… thì sốc phản vệ là phản ứng nghiêm trọng nhất.
Bởi lẽ triệu chứng này khiến chức năng của cơ thể bị rối loạn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm tính mạng.
Biểu hiện của sốc phản vệ gồm: hạ huyết áp, buồn nôn, đau bụng, co thắt đường thở, mạch đập nhanh, mất ý thức,…
Dị ứng da (hay viêm da dị ứng)
Là hiện tượng viêm nhiễm ngoài da, có thể tái phát nhiều lần. Triệu chứng của viêm da dị ứng có sự tương đồng với các bệnh ngoài da khác.
Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại một số biểu hiện đặc trưng riêng, bao gồm: ngứa nhiều vào buổi tối, hình thành nốt mẩn đỏ hoặc mảng tối màu trên da tay, ngực, cổ, chân, mí mắt, nếp gấp.
Thường có các mụn nước hoặc nốt sần nhỏ. Da dày và xuất hiện tình trạng tróc vảy. Khi bệnh nhân gãi nhiều, da sẽ trở nên dày, thô, sưng. Đối tượng dễ mắc viêm da nhất là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
Dị ứng thức ăn
Hiện nay, có một số loại thức ăn chứa thành phần gây phản ứng dị ứng trong cơ thể. Trong đó có thể kể đến là hải sản, tôm, cua, hàu, ghẹ,…
Tình trạng này khiến hệ thống miễn dịch sinh ra kháng thể IgE nhằm trung hòa tác nhân gây dị ứng. IgE tác động lên hệ thống miễn dịch để giải phóng histamin, từ đó gây ra các biểu hiện khác nhau ở từng đối tượng. Triệu chứng có thể xuất hiện trong vài tiếng hoặc vài phút sau khi ăn.
Một số dấu hiệu của bệnh dị ứng thực phẩm là: ngứa ran trong miệng, đau đầu, nghẹt mũi, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa, sưng mặt, lưỡi, môi,…
Nghiêm trọng hơn, người bị dị ứng còn gặp phải hiện tượng co thắt, cảm thấy có khối u trong cổ họng, chóng mặt, tụt huyết áp dẫn đến bất tỉnh.
Dị ứng cơ địa
Đây là một phản ứng của hệ miễn dịch đối với các hại khuẩn bên ngoài. Thống kê cho thấy, có tới 20% người Việt mắc bệnh về cơ địa. Bệnh lý này được chia thành các dạng: cấp, bán cấp và mãn tính.
Triệu chứng chung của bệnh khá giống với các bệnh viêm da khác. Cụ thể như nổi mề đay, da mẩn đỏ, phù nề, vùng da chảy dịch đóng vảy tiết vàng, cơ thể chán ăn, mệt mỏi. Tuy nhiên, tại mỗi độ tuổi, người bệnh sẽ có những biểu hiện đặc trưng.
Ở trẻ dưới 3 tuổi, mụn nước xuất hiện nhiều 2 bên má, miệng, mũi. Trẻ dưới 5 tuổi không bị sốt, có phát ban, vảy phấn trắng ở quanh cổ, lòng bàn chân, bàn tay, khuỷu tay, mắt cá chân.
Theo thời gian, khu vực này bị khô, cứng và đóng thành vảy. Trong khi ở người lớn tuổi, tình trạng phổ biến là các nốt ban đỏ và mụn nước nổi ở mặt, cổ, nách, kẽ chân và kẽ tay.
Dị ứng nổi mề đay
Là hiện tượng nổi nốt sần, phù, có vầng đỏ bao quanh, kích thước vài mm hoặc vài cm. Tùy thuộc vào yếu tố tác động mà mề đay có thể nổi trong vài phút, thậm chí vài giờ.
Bệnh gây ra cơn ngứa trên tay, chân và mặt. Một số người còn nổi nốt ở lưng, ngực và bộ phận sinh dục. Nốt mẩn đỏ có thể lây lan toàn thân, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
Nếu bị mề đay mãn tính, bệnh có thể tái phát trong nhiều năm. Khi đó, người bệnh có thể bị phù mạch, gây ảnh hưởng đến các cơ quan như phổi, hệ thống cơ, đường tiêu hóa. Nghiêm trọng nhất là tình trạng sốc phản vệ, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Dị ứng phổ biến nhất là phát qua da và gây ngứa ngáy
Ngoài ra còn có các loại dị ứng khác như: nước hoa, mỹ phẩm, côn trùng, lông động vật, ánh nắng mặt trời, đạm sữa bò,… Tuy nhiên những hiện tượng này chỉ mang tính tức thời và có thể biến mất trong thời gian ngắn.
Xét nghiệm, chẩn đoán nguyên nhân dị ứng
Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng như phát ban, viêm da, chàm,… người bệnh có thể được tiến hành một số xét nghiệm.
Biện pháp này có thể tìm ra nguyên nhân và xác định tình hình phát triển của bệnh. Từ đó đưa ra phác đồ chữa bệnh chính xác, góp phần rút ngắn thời gian điều trị.
Test lẩy da
Phương pháp sẽ kiểm tra độ mẫn cảm của cơ thể đối với một chất nào đó. Bác sĩ có thể đưa vào da một hoặc nhiều dị nguyên để đánh giá kích thước hoặc đặc điểm của nốt sần.
Hoạt động này giúp chẩn đoán các ca bệnh và phát hiện vết nhỏ trên da nhằm xác định phản ứng sau khi lẩy da. Có hai cách đánh giá dị nguyên, bao gồm:
- Prick test (Scratch test): sử dụng một cây kim để chích da nhằm lấy lượng nhỏ kháng nguyên và dùng thử.
- Test áp bì (Patch test): lấy các dị nguyên đã có sẵn và áp lên bề mặt da. Mỗi dị nguyên sẽ được áp lên một khu vực nhất định
Nếu cơ thể sản xuất kháng thể Ige với dị nguyên được kiểm tra, trên làn da sẽ xuất hiện nốt sần có màu hồng.
Như vậy, bác sĩ có thể xác định chính xác tác nhân gây bệnh. Từ đó chỉ ra phác đồ phù hợp cũng như cách phòng bệnh hiệu quả.
Lưu ý, trước khi tiến hành, người bệnh cần ngưng uống thuốc kháng thụ thể histamin, thuốc corticoid đường uống, thuốc chống trầm cảm 3 vòng,… tối thiểu là 5 ngày.
Đặc biệt, không bôi các loại kem điều trị trên vùng da được kiểm tra ít nhất là 7 ngày.
Kiểm tra huyết thanh
Nhân viên y tế sẽ lấy huyết thanh của bệnh nhân để tiêm vào chính da của người đó. Biện pháp này nhằm xác định trường hợp bị mề đay mạn tính tự phát, kéo dài trên 6 tuần nhưng không tìm được nguyên nhân.
Trước khi xét nghiệm, bạn cần ngưng sử dụng thuốc kháng thụ thể histamin H1 tối thiểu 3 ngày.
Test huyết thanh là một trong những biện pháp xét nghiệm nguyên nhân gây bệnh
Xét nghiệm Panel dị ứng
Đối với biện pháp này, bệnh nhân có thể xác định cùng lúc hơn 100 tác nhân gây dị ứng chỉ trên 1 mẫu. Xét nghiệm thực hiện thông qua 1 lần lấy máu tại các thời điểm ngẫu nhiên trong ngày.
Chỉ với lần kiểm tra duy nhất, bệnh nhân có thể xác định đúng nhiều dị nguyên để tìm cách điều trị chính xác.
Test thử thách thuốc
Cách thực hiện là đưa thuốc với liều từ thấp đến cao vào bên trong cơ thể. Các loại thuốc được truyền theo đường dùng tự nhiên, thời gian tăng liều trong mỗi lần là 30 phút.
Lưu ý, người bệnh cần ngưng thuốc kháng histamin H1, thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế men chuyển,…
Test thử thách thuốc giúp loại trừ những trường hợp bị dị ứng thuốc không rõ ràng. Đồng thời nó còn loại trừ phản ứng chéo giữa từng loại thuốc cùng nhóm. Từ đó, bệnh nhân có thể yên tâm khi sử dụng tân dược để trị bệnh.
Các cách điều trị dị ứng hiệu quả
Bệnh dị ứng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó có cả trẻ nhỏ. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng và đặt câu hỏi “dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?”.
Thực tế, dù xuất hiện ở trẻ em hay người lớn thì dị ứng cũng gây ảnh hưởng đế sức khỏe và đời sống. Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể phát sinh nhiều biến chứng xấu.
Sử dụng Thuốc tây y
Hiện nay, cách chữa dị ứng phổ biến nhất là tây y. Phương pháp này giúp triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng và giảm bớt sự khó chịu trong cơ thể.
Tuy nhiên dị ứng uống thuốc gì hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám để nhận được liệu trình phù hợp.
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm làm giảm triệu chứng và hạn chế phản ứng của hệ miễn dịch. Người bệnh có thể sử dụng thuốc theo toa hoặc không theo toa dưới dạng nhỏ, xịt hoặc đường uống.
Những loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh gồm thuốc kháng histamin, corticosteroid, natri cromolyn, kem bôi da,…
Tây y giúp loại bỏ nhanh chóng các triệu chứng khó chịu của bệnh
Hiện nay có nhiều bệnh nhân bị ngứa da nặng nhưng hướng điều trị nội khoa không mang lại kết quả. Lúc này, bác sĩ sẽ áp dụng chích mũi ngừa dị ứng.
Liệu pháp miễn dịch sử dụng các mũi tiêm có chiết xuất tinh khiết. Tác dụng của thuốc được phát huy trong 1 năm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cung cấp mũi tiêm epinephrine khẩn cấp nhằm làm giảm triệu chứng của bệnh.
Mặc dù điều trị dị ứng nhưng một số loại thuốc vẫn chứa hoạt chất gây tác dụng phụ. Do đó, người bệnh nên kiểm tra kỹ thành phần và theo dõi sức khỏe trong thời gian điều trị.
Nếu đã tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhưng cơ thể vẫn xuất hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên trao đổi lại với chuyên gia.
Cách chữa dị ứng bằng mẹo dân gian
Trong rất nhiều cách trị dị ứng, mẹo dân gian vẫn là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng. Dược liệu tự nhiên không ảnh hưởng đến cơ thể và vẫn mang đến tác dụng điều trị nhất định. Các cách chữa bệnh bạn có thể áp dụng gồm:
- Tắm nước lá
Biện pháp này giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy và các nốt phát ban xuất hiện trên da. Những loại lá có khả năng đẩy lùi tình trạng dị ứng gồm: lá tía tô, lá khế, mướp đắng, lá trà xanh, ké đầu ngựa,…
Đây đều là thảo dược chứa dưỡng chất tự nhiên, có tính kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ phục hồi vết thương.
Để thực hiện cách tắm lá, bạn cần rửa thật sạch dược liệu. Tiếp theo, cho lá vào nồi và đun với lượng nước vừa đủ. Khi nước sôi thì dùng để tắm mỗi ngày.
Người bệnh có thể đợi nước nguội hoặc pha thêm với nước lạnh, nhưng không tắm khi nước còn quá nóng.
- Sử dụng mật ong
Tác dụng của mật ong là kháng viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mỗi ngày, bạn lấy 3 muỗng mật ong nguyên chất pha với nước ấm. Uống hỗn hợp mỗi ngày.
Ngoài ra người bệnh có thể nhai miếng sáp ong, nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần.
- Uống trà hoa cúc vàng
Tác dụng của trà hoa cúc là làm dịu mẩn đỏ, cải thiện sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, nhuận gan. Nguyên liệu thực hiện gồm vỏ quả bí đao, thược dược đỏ và hoa cúc vàng.
Cho tất cả dược liệu vào nồi, đổ ngập nước, đun cho đến khi nước sôi thì tắt bếp. Thêm một ít mật ong sao cho phù hợp với khẩu vị. Mỗi ngày uống 1 lần, kiên trì trong vòng 1 tuần.
Trà hoa cúc mang tới tác dụng rất tốt khi điều trị dị ứng
Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tác dụng tạm thời. Khi áp dụng một thời gian nhưng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để tìm được hướng điều trị phù hợp. Nếu cố gắng thực hiện dù kết quả kém, bệnh sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Hướng điều trị bằng Đông y
Theo ghi chép của Đông y, dị ứng nằm trong nhóm phong ngứa. Căn nguyên gây bệnh gồm 2 yếu tố. Một là sự xâm nhập của hại khuẩn, hai là cơ thể nhiễm ngoại tà, thời khí ôn dịch.
Ngoài ra các tạng phủ hoạt động thiếu điều độ hoặc ảnh hưởng từ quá trình chuyển hóa khiến huyết trệ, âm huyết bất túc, tỳ thấp quá thịnh và sinh thành bệnh.
Như vậy Đông y vừa tập trung loại bỏ độc tố vừa làm suy giảm các triệu chứng khó chịu. Để làm được điều này, các bài thuốc sử dụng dược liệu quen thuộc trong tự nhiên, đặc biệt an toàn và lành tính.
Dược chất khuếch tán sâu bên trong cơ thể nhằm nâng cao chức năng của tạng, thanh nhiệt, giải độc và tăng cường sức đề kháng để hạn chế tình trạng tái phát.
Từng bài thuốc đều được điều chỉnh liều lượng dược liệu phù hợp. Tuy nhiên thời gian phát huy tác dụng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, thay vì nôn nóng mong bệnh nhanh khỏi, bạn hãy kiên trì dùng thuốc theo liệu trình các lương y đã đưa ra.
Cách phòng ngừa bệnh dị ứng tốt nhất
Những trường hợp đã xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị sẽ dễ dàng hơn. Một số vấn đề liên quan đến mỹ phẩm như dị ứng sữa rửa mặt, kem chống nắng,… hoặc dị ứng thực phẩm, hải sản, bia … có thể chữa khỏi bằng cách tránh xa các tác nhân gây bệnh.
Một trong những vị thuốc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe là nước. Bởi lẽ nó giúp loại bỏ tạp chất và độc tố ra khỏi cơ thể. Đồng thời còn cung cấp độ ẩm cho da nhằm hạn chế khô rát, nứt nẻ. Vì vậy, bạn nên bổ sung nhiều nước để bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh điều trị, hãy xây dựng cho bản thân một lối sống khoa học và phù hợp. Chất kích thích và tâm lý căng thẳng là các yếu tố gây suy giảm hệ miễn dịch. Điều này đã tạo điều kiện để hại khuẩn gây bệnh xâm nhập vào bên trong.
Như vậy, người bệnh cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, ăn ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Rèn luyện sức khỏe mỗi ngày nhằm tăng cường hệ thống miễn dịch
Khi bị dị ứng ngứa da, bệnh nhân đừng gãi quá mạnh hoặc quá nhiều. Thay vào đó, hãy xoa nhẹ nhàng khu vực bị ngứa, có thể thoa kem để giảm ngứa ngáy.
Đồng thời tắm rửa, vệ sinh thân thể mỗi ngày bằng nước ấm hoặc nước lạnh. Bạn có thể tắm lá nhưng tuyệt đối không sử dụng nước quá nóng.
Tình trạng dị ứng đang diễn ra phổ biến và ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Khi mắc bệnh, bạn nên theo dõi tình hình và liệt kê tất cả những yếu tố gây nghi ngơ.
Nhất là, hãy trao đổi thông tin chính xác với bác sĩ để sớm phát hiện nguyên nhân. Việc làm hữu ích là tuân thủ phác đồ điều trị và tránh xa dị nguyên khiến bệnh nặng hơn.
Nguồn: https://vhea.org.vn/