Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp

Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp

Bệnh chàm (Eczema) là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý gây viêm da đặc trưng bởi tình trạng ngứa, đỏ da và nổi mề đay. Chàm là bệnh lý ngoài da phổ biến, cần có biện pháp điều trị và ngăn ngừa tái phát.

chàm là gì

Bệnh chàm là thuật ngữ chỉ các bệnh lý gây viêm, đỏ da và ngứa ngáy

 

Bệnh chàm (Eczema) là gì?

Bệnh chàm (hay còn được Eczema) là một tình trạng ngoài da phổ biến đặc trưng bởi các mảng da viêm và ngứa. Chàm có thể là cấp tính hoặc mạn tính, phát triển theo từng đợt và có xu hướng tái phát thường xuyên.

Bệnh chàm – Eczema thường phổ biến ở mặt trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển thành nhiều dạng khác nhau ở thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Hiện tại các bác sĩ không rõ nguyên nhân gây bệnh cũng như không có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh chàm. Tuy nhiên, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng bằng thuốc và thay đổi lối sống để ngăn ngừa bệnh chàm tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh chàm – Eczema

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh chàm, rất khó xác định và phức tạp. Tuy nhiên theo các chuyên gia, nguyên nhân phổ biến có thể gây bệnh chàm thường bao gồm:

1. Nguyên nhân ngoại sinh

Một số chuyên gia cho rằng bệnh chàm, viêm da cơ địa, hen suyễn và một số bệnh dị ứng khác có thể liên quan đến các yếu tố ngoài môi trường như:

chàm

Bệnh chàm có thể liên quan đến yếu tố nội sinh và các tác nhân kích thích từ môi trường

  • Các yếu tố kích ứng ngoài môi trường: Bao gồm phấn hoa, mạt bụi, nhựa cao su, nhựa một số loại thực vật, dịch tiết của một số loại côn trùng, xà phòng, chất tẩy rửa, một số loại thuốc, thực phẩm dễ gây dị ứng,… có thể là nguyên nhân gây bệnh hoặc làm tăng nguy cơ bệnh chàm.
  • Có các bệnh ngoài da khác: Như nổi mề đay mẩn ngứa, vẩy nến, nhiễm nấm, ghẻ,… nhưng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách gây ra. Các bệnh lý này có thể phát triển thành bệnh Eczema thứ cấp (hay còn được gọi là chàm hóa).

Bên cạnh đó, có một số giả thuyết cho rằng các bệnh lý dị ứng như bệnh chàm, viêm da cơ địa hoặc bệnh hen suyễn là do thói quen sinh sống và phát triển trong một môi trường quá sạch sẽ ở thời thơ ấu. Điều này khiến một số người thiếu hệ thống vi sinh vật hoàn chỉnh và khiến hệ thống miễn dịch phát triển không đầy đủ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm và các bệnh lý dị ứng khác khi trưởng thành.

2. Nguyên nhân nội sinh

Bên cạnh các tác nhân môi trường, trong một số trường hợp bệnh chàm có thể liên quan đến yếu tố nội sinh như:

  • Di truyền: Một số gen có liên quan đến bệnh chàm và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người mang gen bệnh chàm đều phát triển thành các dấu hiệu bệnh.
  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Căng thẳng, stress, áp lực công việc,… có thể là nguyên nhân gây rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch và dẫn đến bệnh chàm.
  • Rối loạn nội tiết tố: Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch mà làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh chàm.
  • Rối loạn chức năng nội tạng: Bao gồm các vấn đề liên quan đến gan, tuyến giáp hoặc dạ dày đều có thể gây suy giảm sức đề kháng và dẫn đến các triệu chứng bệnh chàm – Eczema.

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh chàm

Các triệu chứng bệnh chàm phổ biến là ngứa, khô da, sần sùi, bong tróc, viêm da và dễ bị kích thích. Các triệu có thể xuất hiện một cách đột ngột, sau đó tự cải thiện và tái phát sau một thời gian.

Các dấu hiệu bệnh chàm được chia thành 4 giai đoạn, cụ thể như sau:

– Giai đoạn đỏ da:

  • Đây là giai đoạn đầu của bệnh chàm đặc trưng bởi việc hình dành các đám hoặc mảng da đỏ, sưng phù hoặc nổi cộm nhẹ, ranh giới không rõ ràng và rất ngứa.
  • Khi nhìn kỹ trên nền da tổn thương, người bệnh có thể nhìn thấy những nốt mẩn đỏ mẩn đỏ tròn như hạt kê, thực chất đây là những mụn nước nhỏ đang phát triển dưới da.
  • Nổi mẩn đỏ trên da là phản ứng đầu tiên của hệ thống biểu bì để chống lại bệnh chàm.

– Giai đoạn hình thành mụn nước:

Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ trên bề mặt da và có xu hướng phát triển ngày càng nhiều. Khu vực tổn thương có những đặc trưng như:

  • Hình thành mụn nước nhỏ, kích thước khoảng 1 – 2 mm, không quá sâu và có thể tự vỡ.
  • Vị trí mụn nước thường nằm san sát nhau, tạo nên một bề mặt da tổn thương cụ thể.
  • Khi các nốt mụn nước cũ vỡ đi, bên dưới da sẽ hình thành các mụn nước mới. Quy trình này có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.
  • Khi các mụn nước vỡ đi sẽ để lại một điểm nhỏ trên da tương tự như vết kim đâm. Nhiều điểm này sẽ kết thành một mảng da trợt lở, đỏ, rò rỉ dịch và đồng thời có thể nhiễm khuẩn thứ phát, hình thành mủ và vẩy kết.

bệnh chàm

Chàm – Eczema có thể gây hình thành các mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da

– Giai đoạn lên da non:

  • Đây là giai đoạn vùng da bệnh chàm cải thiện các tổn thương, giảm viêm, xung huyết, rò rỉ dịch. Vùng da tổn thương khô, đóng vẩy, lên da non, nền da nơi nhiễm cộm và sẫm màu hơn khu vực xung quanh.

– Giai đoạn Liken hoá:

  • Giai đoạn Liken hoá (hay còn gọi là giai đoạn hằn cổ trâu), là dấu hiệu đặc trưng ở bệnh chàm mạn tính, lâu ngày dẫn đến thay đổi sắc tố da, tăng thâm nhiễm và khiến bề mặt da xù xì thô ráp.
  • Khi sờ vào có thể nhận thấy nên da cứng, cộm, các đường hằn lên da nổi rõ ràng.
  • Cực kỳ ngứa ngáy, dai dẳng và khó cải thiện.

Các loại bệnh chàm – Eczema và hình ảnh nhận biết

Chàm là thuật ngữ chỉ một loạt các bệnh lý gây viêm và tổn thương da. Tùy thuộc vào loại bệnh chàm mà nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách điều trị có thể không giống nhau.

Cụ thể các loại bệnh chàm bao gồm:

1. Bệnh chàm tiếp xúc

Bệnh chàm tiếp xúc (hay còn gọi là Contact Eczema, Contact Dermatitis). Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí da hở, tiếp xúc với các chất có thể gây kích ứng, dị ứng da.

các loại bệnh chàm

Chàm tiếp xúc thường phổ biến ở các khu vực như tay, cổ hoặc mặt

Các triệu chứng cơ bản bao gồm:

  • Xung huyết gây đỏ da
  • Phù nề nhẹ
  • Xuất hiện mụn nước trên bề mặt da, đôi khi có thể bọng nước, trợt lở da, chảy dịch hoặc dịch mủ

Bệnh chàm tiếp xúc có thể phát triển thành mạn tính. Các đặc trưng phổ biến bao gồm gây khô da, dày sừng và hình thành vảy ở khu vực tổn thương.

Bệnh chàm tiếp xúc hay Eczema tiếp xúc thường liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp với các dị nguyên như kim loại, hóa chất, dung môi, cao su, xi măng và một số chất khác ngoài môi trường như phấn hoa và mạt bụi.

Nên đọc: Giải pháp điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, bảo toàn nét đẹp của làn da

2. Chàm thể tạng

Chàm thể tạng hay còn được gọi là viêm da cơ địa, Eczema thể địa. Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến có liên quan đến yếu tố di truyền. Có khoảng 70% đối tượng bệnh viêm da cơ địa có tiền sử gia đình mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng hoặc sốt mùa cỏ khô.

Viêm da cơ địa thường phổ biến ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi, tuy nhiên bệnh có thể ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh Eczema dưới 7 tuổi chiếm khoảng 80 – 90% các trường hợp và có khoảng 10% các triệu chứng kéo dài đến tuổi trưởng thành.

điều trị bệnh chàm

Chàm thể tạng hoặc viêm da cơ địa là bệnh lý có liên quan đến yếu tố di truyền

3. Bệnh chàm đồng tiền

Chàm đồng tiền hay Eczema thể đồng tiền là dạng bệnh chàm khu trú ở thân mình, các mặt duỗi của tứ chi, mu bàn tay và mặt trước xương chày.

Đặc trưng của bệnh chàm đồng tiền là hình thành các dạng tổn thương hình tròn như đồng tiền. Ở giai đoạn đầu, các đám da tổn thương có thể tiết dịch, có mụn nước, hơi phù nề. Sau khi mụn nước vỡ, da đóng vảy da, Lichen hóa và có giới hạn rõ ràng với vùng da xung quanh.

Bệnh Eczema đồng tiền thường phổ biến ở nam giới trung niên, các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông.

Chàm đồng tiền được xem là một phân thể của bệnh viêm da cơ địa. Tuy nhiên, vấn đề này đang được nghiên cứu làm rõ.

hình ảnh bệnh chàm

Chàm đồng tiền gây các bệnh tổn thương da hình đồng tiền

4. Bệnh viêm da da dầu

Viêm da da dầu hay chàm da dầu, Eczema da dầu, là bệnh lý mãn tính với các đặc điểm như đỏ da, hình thành vảy khô, vảy mỡ và có khi hình thành mẩn đỏ trên bề mặt da.

Viêm da dầu thường ảnh hưởng đến người từ 20 – 50 tuổi. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ em và trẻ ở tuổi dậy thì. Bên cạnh đó tỷ lệ viêm da dầu ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Vị trí viêm da dầu phổ biến nhất là da đầu. Khi xuất hiện ở mặt, bệnh gây ảnh hưởng đến ở lông mày, xung quanh mắt, ở giữa mũi, hai bên cánh mũi, phía sau tai, vùng ức, nách, bên dưới ngực và khu vực sinh dục.

dấu hiệu bệnh chàm

Chàm da dầu là bệnh lý gây hình thành vảy khô hoặc vảy mỡ ở các khu vực da nhờn

5. Bệnh chàm vi khuẩn

Chàm vi khuẩn hay Eczema vi khuẩn là bệnh lý xuất hiện khi cơ thể dị ứng các các chất độc tố của vi khuẩn tụ cầu, liên cầu hoặc các loại nấm như Epidermophytom và Trichophyton.

Các dấu hiệu chàm vi khuẩn xuất hiện ở các khu vực da bị trầy xước, nhiễm khuẩn, vết bỏng, vết mổ hoặc các vết đốt của côn trùng. Vùng da tổn thương có thể bị trợt lở, chảy dịch, hình thành mủ sau đó kết vảy và có giới hạn rõ ràng với khu vực xung quanh.

nguyên nhân bị chàm

Chàm vi khuẩn là bệnh lý xuất hiện khi người bệnh dị ứng với chất độc của các loại vi khuẩn hoặc nấm

Nguồn: https://vhea.org.vn/

 

Bài viết khác
Bệnh zona là gì?

Bệnh zona là gì?

Rona thần kinh Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc..
Bệnh móng chọc thịt là gì và biểu hiện lâm sàng.

Bệnh móng chọc thịt là gì và biểu hiện lâm sàng.

Móng chọc thịt là hiện tượng góc trước của bờ bên bản móng chọc và xé rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên..
Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp

Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp

Bệnh chàm (Eczema) là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý gây viêm da đặc trưng bởi tình trạng ngứa, đỏ da và nổi..
Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các cách phòng ngừa

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các cách phòng ngừa

Mụn trứng cá rất hay gặp ở nam và nữ trong thời gian tuổi dậy thì.. Vậy mụn trứng cá là gì? Các triệu chứng,..
Điều trị sùi mào gà sinh dục ở nhiều vị trí khác nhau

Điều trị sùi mào gà sinh dục ở nhiều vị trí khác nhau

Sùi mào gà là một bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có khuynh hướng tập trung nhiều nhất ở bộ phận sinh dục, gây ảnh..
Nấm da (hắc lào) là bệnh gì?

Nấm da (hắc lào) là bệnh gì?

Nấm da hay hắc lào là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện cho..
Ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ghẻ (scabies, gale) là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes..
Dị ứng là gì? Cơ chế và các loại dị ứng thường gặp

Dị ứng là gì? Cơ chế và các loại dị ứng thường gặp

Dị ứng được hình thành khi hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh với các dị nguyên. Hiện nay có rất nhiều tác nhân..
Online: 4 Tuần: 116 Tổng truy cập: 33406
Zalo