Điều trị sùi mào gà sinh dục ở nhiều vị trí khác nhau

Điều trị sùi mào gà sinh dục ở nhiều vị trí khác nhau

Sùi mào gà là một bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có khuynh hướng tập trung nhiều nhất ở bộ phận sinh dục, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt cũng như hạnh phúc gia đình của nhiều người. Dưới đây là những điều bạn cần biết về bệnh sùi mào gà sinh dục.

1. Bệnh sùi mào gà sinh dục là gì?

 

Sùi mào gà sinh dục là bệnh gây nên do virus gây u nhú ở người (HPV - Human papilloma virus) lây truyền qua đường tình dục và xuất hiện ở cả nam và nữ. Tổn thương là các u sùi có múi xuất hiện ở cơ quan sinh dục. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở những người trẻ tuổi trong khoảng từ 20-25 tuổi, lứa tuổi bước vào giai đoạn sinh sản. Đặc biệt, sùi mào gà sinh dục có thể biến chứng thành ác tính, nếu mắc HPV tuýp 16, 18 thì người bệnh còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và ung thư dương vật.

Vậy nên, nếu như xuất hiện triệu chứng sùi mào gà, bạn cần nắm rõ các vị trí xuất hiện của sùi mào gà trên cơ thể để có cách nhận biết và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà sinh dục

 

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh sùi mào gà sinh dục là do bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn dưới mọi hình thức (bao gồm cả quan hệ bằng miệng, quan hệ qua đường hậu môn, hoặc những tiếp xúc sinh dục).

Virus sùi mào gà (HPV) sẽ qua đường này mà xâm nhập và tấn công nhanh chóng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, việc quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người khác nhau...) sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh.

Ngoài ra, bệnh sùi mào gà cũng có thể bị lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch kém, niêm mạc da bị trầy xước khi tiếp xúc trực tiếp với đồ dùng cá nhân có dính virus sùi mào gà của người bệnh như dùng chung đồ lót, quần áo, chăn màn, bàn chải đánh răng, khăn tắm... thậm chí là chung bồn cầu nhà vệ sinh hay những vết thương hở thì nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà cũng rất cao.

3. Dấu hiệu sùi mào gà ở nam và nữ

 

Bệnh sùi mào gà sinh dục có thể gặp ở cả cơ quan sinh dục của nam giới và nữ giới. Thông thường, các virus sùi mào gà sẽ ủ bệnh từ 2 – 9 tháng, sau đó mới bộc phát ra ngoài, gây ra các tổn thương trên nền da hoặc niêm mạc bình thường của người bệnh:

Bạn đầu chỉ là những mụn thịt nhỏ mềm và không gây đau, không ngứa. Những nốt mụn này có thể cao lên như hình dạng nhú gai hoặc có hình dạng đĩa bẹt tròn nhỏ màu hồng, có bề mặt thô ráp và đường kính khoảng 1 – 2mm.

Về sau chúng phát triển nhiều và liên kết với nhau thành những gai hoặc lá rộng chi chít xung quanh như mào gà hay hoa súp lơ màu trắng hồng với chiều dài ước tính đạt đến vài cm. Các nốt sùi có bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, khi ấn vào giữa các nốt thì sẽ thấy mủ tiết ra gây đau đớn cho người bệnh.

Sùi mào gà ở nữ

Hình ảnh sùi mào gà sinh dục ở nữ giới

4. Sùi mào gà thường mọc ở đâu?

 

Các nốt sùi mào gà sẽ xuất hiện trước tiên ở những chỗ có sự cọ xát tiếp xúc và ẩm ướt. Sau đó chúng sẽ lan dần sang các vị trí khác. Biểu hiện cụ thể của bệnh sùi mào gà sinh dục ở nam và nữ như sau:

  • Ở cơ quan sinh dục nam, các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở miệng sáo, rãnh quy đầu, bao quy đầu, trên thân dương vật...
  • Ở cơ quan sinh dục nữ, sùi mào gà chủ yếu xuất hiện trên môi lớn, môi bé, âm đạo, âm hộ, nếu kéo dài thì sùi mào gà có thể lan sâu vào bên trong như màng trinh, cổ tử cung...

Đặc biệt, bệnh sùi mào gà ở cơ quan sinh dục thường hay tái phát do chưa làm sạch tổn thương ở những vị trí khó tầm soát như trong cổ tử cung, âm đạo ở nữ giới; trong niệu đạo của nam giới, trong ống hậu môn hoặc do tái nhiễm.

Sùi mào gà nam

Hình ảnh sùi mào gà sinh dục ở nam

5. Tác hại của sùi mào gà sinh dục

 

Bệnh sùi mào gà xảy ra ở bộ phận sinh dục nhạy cảm nên nhiều người mắc bệnh thường có tâm lý không muốn cho người khác biết. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ rất sai lầm và nguy hiểm bởi nếu để lâu bệnh sùi mào gà sinh dục sẽ gây nên những tác hại cực kỳ nghiêm trọng.

  • Các nốt sùi mào gà phát triển nhanh và lan rộng, có thể phủ dày kín cả cơ quan sinh dục.
  • Khi bị lở loét, nốt sùi mào gà sẽ dẫn đến những tổn thương viêm nhiễm ở vùng kín, gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống, đời sống tình dục, sức khỏe sinh sản của người bệnh, làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
  • Bệnh có thể biến chứng sang ung thư nếu bệnh nhân mắc HPV tuýp 16, 18: khi không được điều trị, sùi mào gà ở nam có thể biến chứng gây ung thư dương vật; sùi mào gà ở nữ làm tăng nguy cơ bị ung thư âm đạo, âm hộ, cổ tử cung.
  • Với những phụ nữ mang thai, nếu bị nhiễm sùi mào gà sẽ có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc khi sinh ra bé cũng bị lây nhiễm bệnh từ mẹ.

Mặc dù là bệnh lành tính không nguy hiểm như giang mai hoặc HIV nhưng bệnh sùi mào gà sẽ rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vì vậy, khi bị sùi mào gà sinh dục, người bệnh không nên chủ quan hoặc tự ý mua thuốc về điều trị. Bạn hãy tới các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám, để được bác sĩ tư vấn và chỉ định phương pháp chữa bệnh hợp lý, tránh để xảy ra những biến chứng khó lường.

6. Cách điều trị sùi mào gà sinh dục ở các vị trí

 

Hiện nay, bệnh sùi mào gà chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có hoặc không biểu hiện triệu chứng bệnh.

Các phương thức điều trị dưới đây chủ yếu nhằm phá hủy tổn thương, làm giảm triệu chứng chứ không diệt được HPV.

Bệnh nhân bị sùi mào gà trong mọi trường hợp cần lưu ý phải điều trị ở tuyến huyện trở lên và các cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình của bạn.

6.1. Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn

  • Dùng một que nhỏ hoặc tăm bông, cẩn thận chấm một ít dung dịch Acid trichloracetic 80 % - 90 %, 1 lần/ngày lên những nốt sùi cho đến khi nốt sùi trắng ra.
  • Chấm dung dịch Podophyllin 10 % - 25 % bôi 1 lần/ngày hoặc 2 - 3 lần/tuần vào nốt sùi theo cách trên cho đến khi sùi mào gà trở thành màu nâu. Bôi để khô, rửa sạch thuốc sau 1-3 giờ (để lâu quá sẽ gây loét da).
  • Đối với những tổn thương rộng hoặc nốt sùi mọc ở nhiều nơi phải điều trị: đốt lạnh bằng nitơ lỏng hoặc đốt điện, laser.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.

Sùi mào gà đốt điện

Điều trị sùi mào gà sinh dục bằng phương pháp đốt điện

 

6.2. Sùi mào gà trong âm đạo

  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện, laser.
  • Podophyllin 10 % - 25 % bôi 1 lần/ngày hoặc 2 - 3 lần/tuần.
  • Phẫu thuật cắt bỏ.

Chú ý: Khi chấm podophyllin vào các sùi mào gà âm đạo cần phải để thuốc khô rồi mới rút mỏ vịt ra. Bôi vaselin hoặc mỡ kháng sinh vào vùng niêm mạc lành xung quanh thương tổn phải để tránh thuốc lan ra vùng không bị bệnh.

6.3. Sùi mào gà ở cổ tử cung

  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng
  • Đốt điện, laser.

6.4. Sùi mào gà ở miệng sáo

  • Cắt, nạo,
  • Đốt lạnh, đốt nhiệt
  • Chấm Acid trichloracetic 80 % - 90 %
  • Đốt điện, laser

6.5. Sùi mào gà ở hậu môn

  • Đốt điện, laser
  • Đốt lạnh, đốt nhiệt
  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Chấm Podophyllin 10 % - 25 % 1 - 2 lần/tuần vào nốt sùi. Vùng da niêm mạc lành xung quanh thương tổn phải bôi vaselin hoặc mỡ kháng sinh để tránh thuốc lan ra vùng không bị bệnh

Sùi mào gà ở hậu môn

Hình ảnh sùi mào gà ở hậu môn

 

6.6. Sùi mào gà ở phụ nữ có thai

  • Phẫu thuật cắt bỏ
  • Đốt lạnh bằng nitơ lỏng
  • Đốt bằng laser CO2

Chú ý:

  • Acid trichloracetic có thể dùng cho phụ nữ có thai, nhưng không được chấm vào cổ tử cung, lỗ niệu đạo hoặc phía trong hậu môn.
  • Podophyllotoxine thường chỉ dùng cho những tổn thương nhỏ ở âm hộ. Không sử dụng podophyllin cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Không bôi thuốc vào trong âm đạo, lỗ niệu đạo, cổ tử cung, miệng hoặc phía trong hậu môn. Cần chấm nhắc lại vùng tổn thương sau một tuần khi tổn thương đã khỏi. Với sùi mào gà ở nam giới, cách dùng và bôi Podophyllotoxine cũng như trên nhưng không được dùng để chữa những tổn thương sùi mào gà bên trong quy đầu.

Nguồn: https://www.vinmec.com/

Bài viết khác
Bệnh zona là gì?

Bệnh zona là gì?

Rona thần kinh Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc..
Bệnh móng chọc thịt là gì và biểu hiện lâm sàng.

Bệnh móng chọc thịt là gì và biểu hiện lâm sàng.

Móng chọc thịt là hiện tượng góc trước của bờ bên bản móng chọc và xé rách tổ chức phần mềm ở cuốn móng bên..
Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp

Bệnh chàm là gì? Các loại hay gặp

Bệnh chàm (Eczema) là thuật ngữ chỉ một nhóm các bệnh lý gây viêm da đặc trưng bởi tình trạng ngứa, đỏ da và nổi..
Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các cách phòng ngừa

Mụn trứng cá là gì? Nguyên nhân và các cách phòng ngừa

Mụn trứng cá rất hay gặp ở nam và nữ trong thời gian tuổi dậy thì.. Vậy mụn trứng cá là gì? Các triệu chứng,..
Điều trị sùi mào gà sinh dục ở nhiều vị trí khác nhau

Điều trị sùi mào gà sinh dục ở nhiều vị trí khác nhau

Sùi mào gà là một bệnh xã hội vô cùng nguy hiểm có khuynh hướng tập trung nhiều nhất ở bộ phận sinh dục, gây ảnh..
Nấm da (hắc lào) là bệnh gì?

Nấm da (hắc lào) là bệnh gì?

Nấm da hay hắc lào là bệnh thường gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm, môi trường vệ sinh kém tạo điều kiện cho..
Ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ghẻ (scabies, gale) là bệnh ngoài da khá phổ biến, do một loại côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên là Sarcoptes..
Dị ứng là gì? Cơ chế và các loại dị ứng thường gặp

Dị ứng là gì? Cơ chế và các loại dị ứng thường gặp

Dị ứng được hình thành khi hệ thống miễn dịch phản ứng mạnh với các dị nguyên. Hiện nay có rất nhiều tác nhân..
Online: 4 Tuần: 9 Tổng truy cập: 30225
Zalo